III. PHẠM VI ÁP DỤNG 5
11. CÁC HOÁ CHẤT THÔNG DỤNG 26
11.1.Axit Sunphuric H2SO4
a) Giới thiệu chung.
Axit Sunphuric H2SO4 là axit vô cơ, khối lượng phân tử 98,08, còn có tên gọi khác là Hydro Sulphat. Axit Sunphuric H2SO4 thường được vận chuyển, tồn chứa ở nồng độđậm đặc 98% hoặc dạng olêum để giảm chi phí. (Ôlêum là Axit Sunphuric H2SO4 còn ngậm khí SO3 nồng độ cao). Axit Sunphuric H2SO4đậm đặc 98% sôi ở 330 0C, hoá rắn ở -1,1 0C và giảm khi nồng độ giảm. Áp suất hơi ở 40 0C là 0,0002 mmHg. Khối lượng riêng 1,8437.
Ởđiều kiện thường, Axit Sunphuric H2SO4đậm đặc 98% là chất ổn định, nhưng phản ứng mạnh với nước và các chất hữu cơ gây toả nhiệt.
Ởđiều kiện cháy: Khi cháy bị phân huỷ tạo thành SO2, SO3, và hơi H2SO4.
Axit Sunphuric H2SO4đậm đặc phản ứng với hầu hết các vật liệu hữu cơ (hút nước phân tử của vật liệu) và có thể gây cháy do toả nhiệt khi phản ứng. Axit Sunphuric H2SO4 là chất không cháy nhưng khi phản ứng với hầu hết các kim loại thì tạo chất rất dễ cháy nổ là Hydro (H2)
b) Mối nguy ảnh hưởng đến sức khoẻ:
• Với mắt: Khi Axit Sunphuric H2SO4 tiếp xúc với giác mạc mắt sẽ phá hỏng giác mạc mắt gây mù mắt.
• Với da: Axit Sunphuric H2SO4đậm đặc là chất oxy hoá mạnh, háo nước. Do vậy khi tiếp xúc trực tiếp với da sẽ hút nước của da gây cháy da và bỏng độ 2 hoặc độ 3. Ở nồng
độ thấp cũng có thể gây kích ứng, dịứng da.
• Với hệ hô hấp: Sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu nuốt hay hít phải, ở nồng độ cao có thể chết. Những người bị bệnh hen suyễn được khuyên không nên tiếp xúc với hoá chất này. Nó có thể làm tăng nguy cơ viêm họng viêm phổi. Các axit vô cơ mạnh có chứa Axit Sunphuric H2SO4 là một trong các tác nhân gây bệnh ung thư.
• Với hệ tiêu hoá: Gây cháy miệng, cổ họng, thực quản.
• Ảnh hưởng lâu dài: Tiếp xúc lâu, lặp lại nhiều có thể gây ăn mòn, phá huỷ men răng.
c) Phương pháp sơ cấp cứu khi bị tai nạn với Axit Sunphuric H2SO4
• Với da: Rửa ngay vùng da bị tiếp xúc axit dưới dòng nước chảy ít nhất là 20 phút. Nếu vẫn còn bị kích ứng da thì tiếp tục rửa. Đồng thời tháo bỏ trang phục bị thấm axit. Gọi ngay cho đội y tế khẩn cấp. Không vận chuyển nạn nhân trước khi rửa xong hoặc là phải vừa vận chuyển vừa tiếp tục rửa. Trong khi vận chuyển đến trung tâm y tế, phải dùng nước đá lạnh áp vào vết thương của nạn nhân. Nếu vì lý do nào đó mà việc xử lý y tế phải hoãn lại thì phải tiếp tục ngâm vết thương của nạn nhân trong nước đá đang tan, hoặc áp cục đá vào vết thương. Chú ý để tránh bị đóng băng mô vết thương. Tháo bỏ
quần áo, giày ủng bị thấm axít để tránh da bị tiếp xúc thêm với axít. Giặt quần áo này riêng trước khi tái sử dụng.
• Với mắt: Rửa mắt ngay lập tức dưới dòng nước chảy ít nhất là 20 phút. Để mắt mở
trong khi rửa. Tiếp tục rửa cho đền khi không còn cảm thấy bị kích thích mới thôi. Gọi ngay cho đội y tế khẩn cấp. Không vận chuyển nạn nhân trước khi rửa xong hoặc là phải vừa vận chuyển vừa tiếp tục rửa.
• Với hệ hô hấp: Chuyển nạn nhân đến nơi thoáng khí. Chỉ hô hấp nhân tạo nhân tạo khi nạn nhân đã ngừng thở. Không dùng phương pháp miệng-miệng nếu nạn nhân ăn hoặc hít phải hoá chất: Phải sử dụng thiết bị hút dùng van một chiều và mặt nạ chuyên dụng trong y tế. Cấp cứu ngay nếu nạn nhân đã ngừng mạch và ngừng thở.
• Với hệ tiêu hoá: Không được gây nôn cho nạn nhân. Nếu nạn nhân còn ra hiệu được và không bị co giật thì rửa miệng nạn nhân và cho uống ½ đến 1 cốc nước để làm loãng
hoá chất. Nếu nạn nhân nôn tự nhiên thì đểđầu nạn nhân thấp xuống để tránh bị hít vào chất đã nôn ra. Thông báo ngay lập tức cho trung tâm chống chất độc địa phương, khu vực và vận chuyển nạn nhân đi cấp cứu.
d) Thiết bị bảo hộ cá nhân khi sử dụng Axit Sunphuric H2SO4.
• Bảo vệ hệ hô hấp: Sử dụng thiết bị lọc không khí NIOSH/MSHA khi nồng độ hơi/khói axit, bụi, mù khoảng 10mg/m3.
• Bảo vệ da: Dùng găng tay, áo liền quần, giày ủng không thấm. Các vật liệu sau nên
được dùng:
Cao su Butyl, Polyethylen, Teflon™, Saranex ™, 4H ™, Barricade ™, CFP 3 ™, Respoder ™ , Trellchem HSP ™, Tychem 10000 ™ dùng được trong hơn 8 giờ liên tục.
Viton ™ dùng được trong hơn 4 giờ liên tục.
Neoprene, PVC chỉ dùng trong thời gian ít hơn 4 giờ liên tục.
Cao su tự nhiên, cao su nitơrít, PVA chỉ dùng cho thời gian ngắn ít hơn 1 giờ.
• Bảo vệ mắt: Sử dụng kính hoặc mặt nạ.
( xem thêm Material Safety Data Sheet (MSDS)- Bảng thông số an toàn vật chất )
Trong nhà máy Đạm Phú Mỹ người ta dùng Axit Sunphuric H2SO4để tái sinh hạt nhựa trao đổi ion dương, trung hoà nước thải tái sinh, trung hoà nước sông làm mát.
11.2.Natri Hydroxit NaOH
a) Giới thiệu chung
• Natri Hydroxit NaOH là chất rắn kiềm tính màu trắng, không mùi. Natri Hydroxit NaOH thường được sử dụng dạng dung dịch với nước và có nhiều ứng dụng trong công nghiệp và trong các quá trình hoá học.
• Natri Hydroxit NaOH có khối lượng phân tử 40,1. Nhiệt độ sôi là 270 0F. Dung dịch NaOH 46% ởđiều kiện thường có tỷ trọng là 1,50.
• Natri Hydroxit NaOH được liệt vào danh sách các chất nguy hiểm do tính ăn mòn mạnh của nó.
• Natri Hydroxit NaOH là chất hoà tan mạnh trong nước (đến 100%) tạo thành dung dịch kiềm đặc trưng và làm tăng pH của môi trường.
b) Các mối nguy ảnh hưởng đến sức khoẻ khi tiếp xúc với Natri Hydroxit NaOH
Những người tiếp xúc trực tiếp hay trong môi trường có bụi Natri Hydroxit NaOH có thể bị ảnh hưởng:
• Đối với hệ hô hấp: Khi hít phải bụi giọt dung dịch Natri Hydroxit NaOH có thể gây kích ứng hoặc phá huỷ phổi. Ở liều lượng cao có thể gây tràn dịch phổi cực kỳ nguy hiểm.
• Đối với da: Natri Hydroxit NaOH tiếp xúc da có thể gây cháy da nghiêm trọng.
• Đối với mắt: Mắt tiếp xúc với Natri Hydroxit NaOH gây cháy niêm mạc mắt, có thể
dẫn đến mù mắt.
• Theo báo cáo nghiên cứu của khoa Sức khoẻ trường Đại Học New Jersey, Mỹ thì Natri Hydroxit NaOH không là nguyên nhân gây bệnh ung thư, và không ảnh hưởng đến khả
năng sinh sản.
• Các ảnh hưởng lâu dài khác: Không nên hút thuốc nếu bạn phải làm việc trong môi trường có Natri Hydroxit NaOH vì nó sẽ làm bạn tăng nguy cơ bị ung thư phổi, bản thân khói thuốc đã là một nguyên nhân nguy hiểm cho phổi của bạn.
• Giới hạn tiếp xúc trong môi trường làm việc:
Theo tiêu chuẩn OSHA: Được phép làm việc 8h liên tục trong môi trường có nồng độ
bụi Natri Hydroxit NaOH 2mg/m3.
Theo tiêu chuẩn NOISH: Được phép làm việc 15phút liên tục trong môi trường có
nồng độ bụi Natri Hydroxit NaOH 2mg/m3.
Khi làm việc trong môi trườngcó bụi hoặc dung dịch Natri Hydroxit NaOH, người làm việc phải được cung cấp các thông tin về an toàn sức khoẻ theo tiêu chuẩn OSHA 1910.20. Khi phát hiện bản thân bị các vấn đề sức khoẻ liên quan đến Natri Hydroxit NaOH thì cần phải đi
đến gặp Bác Sĩ chuyên nghành đểđược khám chữa bệnh kịp thời.
c) Các phương pháp giảm thời gian tiếp xúc Natri Hydroxit NaOH.
• Lắp đặt hệ thống thông gió hiệu quảở nơi làm việc.
• Sử dụng bơm tựđộng để vận chuyển Natri Hydroxit NaOH từ nơi này qua nơi khác nếu có thể.
• Rửa ngay bằng nước khi mắt, da bị tiếp xúc với Natri Hydroxit NaOH.
• Không ăn, uống, hút thuốc trong khi làm việc với Natri Hydroxit NaOH.
• Không dùng phương pháp thổi khô để vệ sinh khu vực làm việc với NaOH. Sử dụng chân không hoặc phương pháp ướt để vệ sinh khu vực làm việc.
• Thông báo các thông tin cảnh báo nguy hiểm trong khu vực làm việc.
d) Các phương pháp sơ cấp cứu khi bị tai nạn với Natri Hydroxit NaOH.
• Với mắt: Ngay lập tức xối rửa mắt bằng lượng lớn nước hoặc dưới dòng nước chảy liên tục trong ít nhất 30 phút và liên tục nhắm, mở mắt. Kiểm tra y tế ngay.
• Với da: Nhanh chóng cởi bỏ quần áo nhiễm hoá chất. Tắm, rửa bằng lượng lớn nước. Kiểm tra y tế ngay.
• Với hệ hô hấp: Đưa nạn nhân ra khỏi nơi có tiếp xúc với hoá chất. Hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân đã ngưng thở, Bóp tim ngoài lồng ngực nếu tim nạn nhân đã ngừng đập. Đưa nạn nhân đến trung tâm y tế. Theo dõi phổi và sự thở hô hấp của nạn nhân liên tục trong vòng từ 24 đến 48 h.
(xem thêm MSDS)
Trong nhà máy Đạm Phú Mỹ người ta dùng Natri Hydroxit NaOH để tái sinh hạt nhựa trao đổi ion âm, trung hoà nước thải tái sinh.
11.3.Natri Sunphit Na2SO3
a) Giới thiệu chung
Natri Sunphit Na2SO3 là chất rắn kết tinh không màu, nồng độ 96% rất độc, khối lượng riêng 2,63. Natri Sunphit Na2SO3 là chất rắn ổn định và bị phân huỷở 900 0C.
Dung dịch 1% có độ pH = 9,8.
Natri Sunphit Na2SO3là chất ôxy hoá mạnh, phản ứng toả nhiệt mãnh liệt và giải phóng khí dioxit sulphua SO2 có mùi trứng thối, độc hại.
Khi Natri Sunphit Na2SO3 tiếp xúc da sẽ gây kích ứng da gây đỏ hay cháy da. Khi nuốt phải có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Có thể gây dịứng nguy hiểm đối với người mắc bệnh hen và
người mẫn cảm với dioxit sulphua SO2 . Ở hàm lượng lớn có thể gây đau bụng dữ dội và tiêu chảy, rối loạn tuần hoàn máu, suy giảm hệ thần kinh trung ương, và thậm chí gây chết người.
b) Các phương pháp sơ cấp cứu khi bị tai nạn với Natri Sunphit Na2SO3.
• Với mắt: Ngay lập tức xối rửa mắt bằng lượng lớn nước hoặc dưới dòng nước chảy liên tục trong ít nhất 15 phút và liên tục nhắm, mở mắt. Kiểm tra y tế ngay.
• Với da: Nhanh chóng cởi bỏ quần áo nhiễm hoá chất. Tắm, rửa bằng xà phòng và lượng lớn nước. Kiểm tra y tế ngay.
• Với hệ hô hấp: Đưa nạn nhân ra khỏi nơi có tiếp xúc với hoá chất. Hô hấp nhân tạo nếu nạn nhân đã ngưng thở, Bóp tim ngoài lồng ngực nếu tim nạn nhân đã ngừng đập. Đưa nạn nhân đến trung tâm y tế. Theo dõi phổi và sự thở hô hấp của nạn nhân liên tục trong vòng từ 24 đến 48 h.
• Với hệ tiêu hoá: Nếu nạn nhân còn tỉnh thì cho uống 2 đến 4 cốc nước, gây nôn cho nạn nhân. Kiểm tra y tế ngay. Nạn nhân bất tỉnh thì cũng không nên dùng miệng để hô hấp cho nạn nhân
(xem thêm MSDS)
Trong nhà máy Đạm Phú Mỹ, người ta dùng Natri Sunphit Na2SO3để loại bỏ Clo (Cl2) dư trong nước (nước công nghiệp dùng Clo để khử khuẩn ) theo phản ứng sau:
a) Natri Sunphit Na2SO3 phân ly trong nước theo phản ứng sau:
Na2SO3 → 2Na+ + SO32- b) Ion SO32- phản ứng với Cl2 dư hoà tan trong nước:
SO32- + Cl2 + H2O → SO42- + 2Cl- + 2H+
Như vậy Clo (Cl2) khó xử lý đã chuyển thành ion Cl- dễ loại bỏ và sẽ được loại bỏ trong thiết bị trao đổi ion âm.